Việc viết, quan trọng nhất vẫn là đúng đối tượng, đúng sản phẩm, đúng thông điệp. Người ta hay gọi là “đúng người đúng thời điểm” ấy. Lỗi lớn nhất của người viết là luôn cố gắng viết thật hay, nhưng lại quên trả lời các câu hỏi:
– Tôi viết cho ai đọc?
– Đó có phải là đối tượng phù hợp cho sản phẩm ko?
– Văn phong nào sẽ phù hợp với họ nhất?
– Họ muốn nghe gì về vấn đề này? (Insight khi viết là đây chứ đâu).
Làm đúng trước khi làm hay!
Thông điệp truyền thông được sinh ra với mục đích cuối cùng là đề truyền đạt thông tin chứ không phải là chơi câu, chơi chữ. Vậy nên, hãy tập trung viết đúng chứ đừng ép mình viết hay. Việc viết đúng là là cách chúng ta đưa được thông thông tin mình cần tới khách hàng và điều hướng được khách hàng tới đích mà chúng ta muốn. DO đó, việc đầu tiên bạn cần làm phải tìm hiểu, phân tích sâu, cặn kẽ sản phẩm dịch vụ mình cung cấp, hiểu rõ được khách hàng mục tiêu để chọn đúng USP của sản phẩm dịch vụ của mình thay vì viết nhắm để PR cho đối thủ.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ta cố gắng viết hay thay vì viết đúng?
Bạn dành rất nhiều thời gian để lên một thông điệp truyền thông và một chút sai sót nhỏ trong câu chữ lại làm bạn ngồi suy nghĩ, chỉnh sửa vì bạn nghĩ: “Trau chuốt từng con chữ, ý nghĩa động vào lòng người”, mà không chú ý đến tính chính xác của nội dung thông điệp. Và khi thông điệp truyền tải bị sai, sẽ như thế nào nếu khách hàng đã tiếp cận thông điệp ấy? Họ sẽ dễ nghĩ sai, xung đột với các thông điệp sau này.
Để bài viết được tiếp nhận đông đảo, cần đứng ở góc nhìn của người đọc, xem họ muốn gì, nghĩ gì, cảm thấy thế nào. Đừng viết những thứ theo cảm xúc của mình, trong khi người đọc thì thấy không cần thiết. Đọc thì nghe hay đó, nhưng không ra số hoặc không kích thích được người đọc hành động (share, comment, tương tác, click link, có traffic …) thì cũng thất bại.
Content hay nội dung quảng cáo là phải ra số hoặc phải tác động được người đọc thật sự. Vậy mới đúng bản chất.
Một số việc bạn có thể làm để bài viết chất lượng, ĐÚNG hơn:
– Đọc nhiều thông tin, nghiên cứu về ngành, sản phẩm của mình (kĩ năng desk research)
– Xác định đối tượng của mình là ai, họ ở đâu, sau đó đi làm tàu ngầm của các group, page cộng đồng có nhóm đối tượng của mình, xem họ nói gì, làm gì, nỗi đau, khát khao của họ là gì (chỗ này nên kết hợp thêm với tool, để nắm rõ hơn hành vi của họ là gì, lọc bài viết nhiều tương tác nhất của group, có thể theo dõi các report về social listening) => list ra 3 insight
– Lập dàn bài trước khi viết
– Viết xong, đọc lại, coi nội dung, câu từ có đủ mạnh mẽ để bán hàng hay kích thích người đọc không, có đơn giản dễ hiểu không, có cung cấp đủ thông tin về sản phẩm hoặc brand chưa…
Hãy là người viết ra tâm tư, kể câu chuyện của khách hàng, đừng kể câu chuyện của chính mình. (trừ khi mình là chủ doanh nghiệp bán sản phẩm đó, hoặc mình cũng là nhóm đối tượng người đọc mục tiêu và có chung insight với nhiều người).
Luôn nhớ: ĐÚNG trước, HAY sau.
Và trước khi nghĩ đến làm thế nào để viết thông điệp hay, hãy nghĩ làm thế nào để có thông điệp đúng! khi đã viết đúng, nếu còn thời gian hãy trau chuốt cho nó hay, đó là nhiệm vụ của bạn.
Tham khảo bài viết của: Dương Thị Thanh Ngân