Nhân dịp trả lời 1 thắc mắc của 1 bạn thì Hugh chân thành chia sẻ công khai thật tình cho ACE về vấn đề này vì thấy nhiều người cũng lăn tăn cái này, vấn đề như sau:
1. ĐẦU TIÊN & QUAN TRỌNG NHẤT: PHẢI XÁC ĐỊNH XEM DATA ĐÓ CÓ ĐÚNG LÀ ĐƯỢC CHẠY TỪ QUẢNG CÁO RA HAY KHÔNG?
Vì sao phải xác định? Vì có vài vấn đề như sau:
– Data cũ được mua đâu đó, trong khi người ta ko TỰ NGUYỆN ĐIỀN để được tư vấn.
– HAM RẺ nên làm với đối tác (agency, freelancer) gian dối, dùng data bên này xào lại bán bên kia.
– Chạy láo, dùng data bên này, ngồi điền vào cho đủ KPI của bên kia.
– …etc…
=> Các điều trên sẽ gây ra sự khó chịu vì khách hàng ko tự nguyện, mà không tự nguyện thì không có nhu cầu nhận điện thoại lẫn tư vấn nên họ thấy phiền, phiền nhiều thì report là hiển nhiên. Như mình làm quảng cáo nhưng 1 quảng cáo mà xuất hiện với mình với tần suất quá dày đặc mình còn report nói gì gọi điện.
2. DÙNG TOOL VÔ TỘI VẠ
Cũng trong group đấy mình thấy bài bạn nào hỏi tool làm sao user chỉ vào website chưa làm gì mà các bạn đã ĐÁNH CẮP thông tin số điện thoại người dùng (mình dùng từ ĐÁNH CẮP viết hoa để nhấn mạnh sự bất tiện cho người dùng, sự trơ trẽn của người tạo ra & dùng tool nhé).
Trong khi người ta chỉ mới vào web & đi ra có nghĩa là họ CHƯA THỰC SỰ SẴN SÀNG ĐỂ NHẬN TƯ VẤN, và cộng thêm việc tâm lý tiêu cực khi thấy thông tin cá nhân bị lấy cắp thì việc KHÓ CHỊU TĂNG CAO dẫn đến report là hiển nhiên. Trong khi đó, nếu minh bạch & có kỹ năng thì có thể sử dụng thêm những tactics khác, content khác để vợt những user bắt đầu quan tâm này thành quan tâm thật sự & chuyển hóa thành người mua hàng (tất nhiên sẽ tốn thêm tiền) <= chung qui vẫn là HAM RẺ & TƯ DUY MANH MÚN.
Mình ví dụ 1 loại tool thôi chứ có hằng hà vô thiên lủng loại tool đánh cắp thông tin như thế trong thị trường.
3. CHỨNG MINH:
– Trong form điền nên có ô tích với nội dung “Bạn đồng ý để chúng tôi dùng data này cho mục đích mkt/telesales/CSKH …”.
– Ngoài ra, mỗi web hay landing page giờ đều có phần policy (hầu như bắt buộc) về phần thu thập data cộng với việc nếu data THỰC SỰ CHẠY BẰNG ADS (nghĩa là người dùng TỰ NGUYỆN ĐIỀN) thì sẽ có phần source từ data đổ về từ đâu trong list data, mang hết ra mà giải thích với cơ quan thẩm quyền (hơi lâu tí) nhưng sẽ được.
– Và hàng năm nên cập nhật danh sách khách hàng bằng cách lọc bỏ những khách hàng nằm trong list: Do not to call được cung cấp bởi cục an toàn thông tin sẽ giúp hạn chế bớt việc bị report bởi user ko sẵn sàng cho telesales.
– Kiểm tra số điện thoại có trong danh sách từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo kông tại Hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo của bộ thông tin và truyền thông – Cục an toàn thông tin
BONUS THÊM PHẦN 4: NHANH, RÕ RÀNG & CHUYÊN NGHIỆP
– Vui lòng chăm sóc ngay khi data đổ về vì lúc đó user đang willing nhất để được tư vấn, càng đợi lâu thì độ willing càng giảm, thậm chí quên luôn việc đã từng điền data. Nên với việc chạy qc lấy data thì bỏ hết mấy nguyên tắc ko gọi điện lúc này, ko gọi điện lúc kia mà các bạn CS được học đi.
– Hãy cho sales có kinh nghiệm & THỰC SỰ HIỂU RÕ SẢN PHẨM gọi khách hàng vì hầu hết đều nghĩ chạy qc lấy data là hỗ trợ sales mới. Nhưng vấn đề của user là họ willing nghe điện thoại ko đồng nghĩa họ chấp nhận việc dài dòng, ờ ờ ờ à ùm rằng thì là mà các thứ khi gọi <= cái này sales mới 99.99% có nhé. Điều này cũng dẫn tới trải nghiệm xấu, dễ ăn report :))))
Nguồn: Võ Quốc Hưng