Tiếp thị nội dung có hiệu quả hay không phải dựa trên việc xây dựng chiến lược nội dung, các mục tiêu cần được xác định rõ ràng và phân tích kết quả liên tục.
Vậy làm thế nào bạn có thể xác định sự thành công của nội dung tiếp thị số? Làm thế nào để bạn tìm ra những nội dung nào thu hút người dùng và cho phép bạn đạt được mục tiêu tiếp thị của mình? Hãy bắt đầu chúng bằng cách đo lường và phân tích hiệu suất và xem xét các số liệu nghiên cứu về hành vi người dùng dưới đây:
1. LƯỢT XEM TRANG: Hiển thị tổng số lượt xem trên mỗi trang web cụ thể.
Số lượt xem trang có thể cung cấp thông tin về nội dung của bạn đã hoạt động tốt như thế nào so với các bài đăng khác được xuất bản trong cùng kỳ. Bên cạnh đó, số liệu này có thể cho thấy loại chủ đề nào thu hút sự chú ý nhất từ đối tượng của bạn. Đây là một trong những số chính cần thực hiện từ kiểm tra nội dung trang web, cho phép bạn xem xét chiến lược của mình một cách thông minh.
2. KHÁCH TRUY CẬP DUY NHẤT: Cho biết tổng số khách truy cập đã xem một trang cụ thể trên website của bạn.
Số liệu này tương tự như lượt xem trang, nhưng nó có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết chính xác hơn về số lượng khách truy cập mới vào nội dung của bạn. Đánh giá số lượng khách truy cập duy nhất giúp bạn xác định phạm vi đối tượng của mình.
3. NGƯỜI DÙNG MỚI VÀ NGƯỜI DÙNG TRỞ LẠI: Hiển thị tỷ lệ giữa khách truy cập mới và khách truy cập quay trở lại.
Số lượng khách truy cập mới cho biết số lượng khách hàng tiềm năng, trong khi số lượng khách truy cập quay lại cho thấy họ yêu thích nội dung của bạn. Điều tốt nhất là tạo nội dung thu hút người dùng mới và giữ chân những người dùng cũ.
4. CHIỀU SÂU CỦA TRANG: Hiển thị số trang trung bình mà người dùng của bạn truy cập mỗi phiên ngoài trang đích.
Số liệu này cho biết mức độ hấp dẫn về nội dung của bạn. Nếu con số này quá thấp, đây có thể là dấu hiệu của việc liên kết nội dung kém hoặc do thiết kế và điều hướng trang web có chất lượng thấp.
5. THỜI GIAN TRUNG BÌNH TRÊN TRANG: Cho biết nếu khách truy cập đang chăm chú đọc nội dung của bạn hoặc chỉ lướt qua nội dung đó.
Nếu “thời gian trên trang” trong một số phần thấp hơn đáng kể so với nội dung các phần khác, nó có thể cho bạn biết loại nội dung nào đang thu hút người dùng. Phân tích các bài viết có hiệu quả tốt nhất và so sánh chúng với các bài viết có hiệu quả thấp hơn. Cố gắng xác định tại sao một số bài viết lại hoạt động tốt hơn những bài viết khác. Có phải là do sự khác biệt về độ dài, hình thức hoặc chủ đề? Chúng có bao gồm infographics, hình ảnh hoặc video không?
6. TỶ LỆ THOÁT: Cho biết tỷ lệ phần trăm người dùng rời khỏi trang cụ thể mà không truy cập bất kỳ trang web nào khác.
Tỷ lệ thoát cao có thể chỉ ra rằng bạn nên cải thiện một số phần trong trang web của mình. Ví dụ như, nếu bạn có một trang web thương mại điện tử, tỷ lệ thoát cao có thể là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi vì điều đó có nghĩa là hầu hết khách hàng rời khỏi trang web của bạn mà không mua hàng.
Kiểm tra tốc độ tải trang và CTA (call to action) của bạn. Có thể SEO của bạn cần điều chỉnh vì mọi người không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm trên trang web này.
Việc phân tích tỷ lệ thoát trang nên dựa vào loại website và trang web của bạn. Ví dụ: tỷ lệ thoát cao trên blog có thể là bình thường nếu khách truy cập quay lại trang để đọc bài viết mới. Vì vậy, hãy tìm hiểu nguyên nhân để cải thiện website của mình.
7. SỐ TRANG MỖI PHIÊN TRUY CẬP: Cho biết số lượng trung bình (phần nội dung) được xem trong một phiên duy nhất trên trang web của bạn.
Số liệu này cho thấy nếu nội dung của bạn hấp dẫn và mang lại giá trị để thúc đẩy khách truy cập thì họ sẽ khám phá những trang khác trên website của bạn. Nếu blog hoặc trang web của bạn dẫn liên kết đến các bài đăng có thông tin chi tiết hơn về chủ đề này, người dùng sẽ có nhiều khả năng truy cập nhiều trang hơn.
8. NGUỒN LƯU LƯỢNG TRUY CẬP: Hiển thị những nguồn mang lại lưu lượng truy cập cho trang web của bạn.
Số liệu này có thể giúp bạn khám phá và xác định các kênh tiếp thị đang hoạt động tốt nhất. Có phải phần lớn nguồn lưu lượng của bạn đến từ các công cụ tìm kiếm, hoặc chiến lược truyền thông xã hội nhiều hơn so với SEO của bạn không? Hoặc có thể là do thương hiệu của bạn đã nổi tiếng và chủ yếu nhận được lưu lượng truy cập trực tiếp?
Phân tích các nguồn lưu lượng cho phép bạn xác định các kênh và chiến lược tiếp thị nào hoạt động tốt nhất để phân phối nội dung của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xác định và đầu tư vào các kênh có tiềm năng tốt để tạo ra sự khác biệt rõ ràng.
Tham khảo: Những lưu ý khi viết nội dung chạy Facebook Ads
Nguồn: SEMrush Việt Nam